Đỗ Hồng Cường1
1Đại học Thủ đô Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Hồng Cường
Email: dhcuong@daihocthudo.edu.vn
Ngày nhận bài: 13/7/2022
Ngày phản biện khoa học: 26/07/2022
Ngày duyệt bài: 13/08/2022
TÓM TẮT
SUMMARY
RESEARCH ON PHYSIOLOGICAL PARAMETERS CIRCULATORY AND RELATED TO FITNESS OF ETHNIC HIGH SCHOLL PUPILS IN BINH GIA DISTRICT, LANG SON PROVINCE
Abstract: The study was conducted among 491 high school pupils of age 16 to 18 years old, including ethnic minority: Tay (42,77%), Nung (57,23%) in Binh Gia district, Lang Son province. The research objectives is to identify biological indicators of male and female students, which provided the human biological value Vietnam in the current period. The study results showed that there were differences in arterial blood pressure indexes (maximum, minimum) as well as morphological indexes (standing height, weight) according to age and sex factors. Physical fitness of the study subjects in the normal group according to body mass index (BMI). The correlation of arterial blood pressure indexes with morphological and physical indicators is positive and moderate.
Keywords: standing height, weight, blood pressure, student, ethnicity.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các chỉ số sinh lý tuần hoàn và mối quan hệ của nó với các chỉ số hình thái, thể lực phản ánh tình trạng sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Thông qua việc nghiên cứu mối tương quan này, người ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể để có biện pháp nâng cao thể trạng của cư dân vùng đó. Ở lứa tuổi THPT (từ 16 đến 18 tuổi) có sự thay đổi quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể vì chịu ảnh hưởng của giai đoạn dậy thì. Nhiều thay đổi tâm, sinh lý xảy ra ở lứa tuổi này, trong đó có các chỉ số hình thái – thể lực và sinh lý tuần hoàn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các chỉ số này sẽ cung cấp số liệu về đặc điểm sinh lý của các dân tộc khác nhau trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng và của cả nước nói chung. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái – thể lực và sinh lý tuần hoàn của nhiều tác giả như Nguyễn Văn Tường [12], Trịnh Bỉnh Dy và cộng sự [3], Phạm Gia Khải [5], Trịnh Đỗ Trinh [10], Nguyễn Tấn Gi Trọng [11]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này còn tập trung ở vùng đồng bằng và chủ yếu là ở người trưởng thành thuộc dân tộc Kinh.
Nhằm góp phần xây dựng các giá trị sinh học của người Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và mối liên quan đến thể lực của đối tượng người dân tộc Tày, Nùng với mục tiêu cụ thể là: Xác định một số chỉ số sinh học của học sinh trung học phổ thông (THPT) dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa sự tăng trưởng hình thái và chức năng sinh lý.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giới tính và lứa tuổi
– Học sinh THPT lứa tuổi từ 16 đến 18 thuộc các dân tộc Tày, Nùng đang học tập tại hai trường THPT của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (bảng 1).
– Đối tượng nghiên cứu có sức khỏe tốt, không có dị tật bẩm sinh, không có bệnh mạn tính, trạng thái tâm – sinh lý bình thường.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu các chỉ số hình thái: Chiều cao đứng; Cân nặng [2,3].
– Nghiên cứu các chỉ số thể lực: Chỉ số khối cơ thể (BMI) [2,7].
– Huyết áp động mạch: đo huyết áp động mạch cánh tay trái ở tư thế cánh tay ngang tim theo phương pháp Korotkow [10].
– Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán xác suất thống kê trong y, sinh học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Các chỉ số hình thái và thể lực
3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2. Chiều cao đứng (cm) của học sinh THPT theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc
Các số liệu ở bảng 2 cho thấy:
– Từ 16 đến 18 tuổi chiều cao đứng của học sinh liên tục tăng ở cả nam và nữ. Theo dân tộc tốc độ tăng trưởng chiều cao đứng có sự khác biệt. Đối với học sinh nam dân tộc Tày (2,07 cm/năm) thấp hơn dân tộc Nùng (2,18 cm/năm), ở nữ học sinh dân tộc Tày (1,93 cm/năm) cao hơn học sinh dân tộc Nùng (1,38 cm/năm).
– Theo giới tính tốc độ tăng trưởng chiều cao đứng ở học sinh nam (2,07÷2,18 cm/năm) cao hơn học sinh nữ (1,38÷1,93 cm/năm). Theo lứa tuổi cũng có sự khác nhau. Ở tuổi 16 chênh lệch chiều cao đứng của học sinh nam và nữ đối với học sinh dân tộc Tày là 10,05 cm (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 8,29 cm (p<0,05). Ở tuổi Ở tuổi 17 mức chênh lệch đối với học sinh dân tộc Tày là 9,83 cm (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 10,10 cm (p<0,05). Ở tuổi 18 chênh lệch đối với học sinh dân tộc Tày là 10,32 cm (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 9,89 cm (p<0,05).
Nguyên nhân sự khác biệt này là giai đoạn dậy thì của nam kết thúc muộn hơn ở nữ. Các kết quả nghiên cứu của Thẩm Hoàng Điệp [4], Trần Đình Long [6], Trần Trọng Thủy [8], trên học sinh ở các lứa tuổi này cho kết quả tương tự. Như vậy, sự phát triển chiều cao đứng của học sinh lứa tuổi THPT dân tộc Tày, Nùng ở huyện Bình Gia cũng tương tự như học sinh cùng lứa tuổi ở các địa phương khác và phù hợp quy luật phát triển cơ thể.
3.1.2. Cân nặng của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3. Cân nặng (kg) của học sinh THPT theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc
Các số liệu ở bảng 3 cho thấy:
– Từ 16 đến 18 tuổi cân nặng của học sinh tăng liên tục. Cân nặng của học sinh nam tăng từ 47,21÷47,91 kg lên 51,09÷53,32 kg, mỗi năm tăng trung bình 1,94÷2,71 kg. Cân nặng của học sinh nữ tăng từ 43,94÷45,02 kg lên 46,57÷47,62cm, mỗi năm tăng trung bình 1,30÷1,32 cm.
– Theo dân tộc tốc độ tăng trưởng cân nặng có sự khác biệt. Đối với học sinh nam dân tộc Tày (2,71 kg/năm) cao hơn dân tộc Nùng (1,94 kg/năm), ở nữ học sinh dân tộc Tày (1,30 kg/năm) thấp hơn học sinh dân tộc Nùng (1,32 kg/năm).
– Theo lứa tuổi cũng có sự chênh lệch. Ở tuổi 16 chênh lệch cân nặng của học sinh nam và nữ đối với học sinh dân tộc Tày là 2,89 kg (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 3,27 kg (p<0,05). Ở tuổi 17 mức chênh lệch đối với học sinh dân tộc Tày là 3,12 kg (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 4,40 kg (p<0,05). Ở tuổi 18 chênh lệch đối với học sinh dân tộc Tày là 5,70 kg (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 4,52 kg (p<0,05). Cân nặng là chỉ số dùng để đánh giá về sinh dưỡng – thể lực của con người sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số cân nặng được sử dụng như một yếu tố cấu thành dinh dưỡng [9] và được xem là tiêu chuẩn để đánh giá suy dinh dưỡng của cơ thể. Cũng như chiều cao đứng, cân nặng có liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế – xã hội và chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khỏe của cơ thể. Các chương trình phát triển kinh tế đối với các xã vùng cao, các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn góp phần cải thiện mức sống, nâng cao dân trí, chế độ dinh dưỡng và phương pháp chăm sóc trẻ em tốt hơn. Tất cả điều đó tác động lớn đến sự phát triển cân nặng cũng như các chỉ số khác của học sinh THPT.
3.1.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Bảng 4. BMI của học sinh theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc
Số liệu bảng 4 cho thấy:
– BMI của học sinh tăng liên tục theo lứa tuổi 16 đến 18. BMI của học sinh nam tăng từ 18,49÷18,94 lên 18,97÷19,64, mỗi năm tăng trung bình 0,24÷0,35. BMI của học sinh nữ tăng từ 19,16÷20,29 lên 19,59÷20,38, mỗi năm tăng trung bình 0,04÷0,22.
– Theo dân tộc tốc độ tăng BMI của học sinh không giống nhau. Đối với học sinh nam dân tộc Tày (0,35/năm) cao hơn dân tộc Nùng (0.24/năm), ở nữ học sinh dân tộc Tày (0,04/năm) thấp hơn dân tộc Nùng (0,22/năm).
– Theo giới tính tốc độ tăng BMI ở học sinh nam (0,24÷0,35/năm) cao hơn ở học sinh nữ (0,04÷0,22/năm).
– Theo lứa tuổi BMI của học sinh nam luôn thấp hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng . Ở tuổi 16 chênh lệch BMI của học sinh nam và nữ đối với học sinh dân tộc Tày là 1,35 (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 0,67 (p>0,05). Ở tuổi Ở tuổi 17 mức chênh lệch đối với học sinh dân tộc Tày là 1,20 (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 0,67 (p>0,05). Ở tuổi 18 chênh lệch đối với học sinh dân tộc Tày là 0,74 (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 0,62 (p<0,05).
BMI còn gọi là chỉ số khối cơ thể cho phép so sánh sức nặng tương đối của người có chiều cao khác nhau. Chỉ số này tương đối thuận lợi khi nghiên cứu, đặc biệt trên số lượng đối tượng lớn. BMI được xác định thông qua mối quan hệ giữa cân nặng và chiều cao đứng. Người càng nặng cân thì BMI càng lớn. Căn cứ vào BMI người ta có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể [9].
Căn cứ đánh giá BMI của FAO (theo [3]) thì thể lực của học sinh THPT dân tộc Tày và Nùng ở mức bình thường. Đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển thể lực của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng nói chung và của trẻ em trên địa bàn huyện Bình Gia nói riêng, dù điều kiện kinh tế – xã hội của nhân dân còn nhiều khó khăn.
3.2. Một số chỉ số sinh lý tuần hoàn
3.2.1. Huyết áp tâm thu của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 5. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh THPT các dân tộc theo giới tính
Các số liệu ở bảng 5 cho thấy:
Từ 16 đến 18 tuổi huyết áp tâm thu của học sinh tăng liên tục. Theo dân tộc, tốc độ tăng huyết áp tâm thu của học sinh dân tộc Tày thấp hơn Nùng, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo giới tính, tốc độ tăng huyết áp tâm thu ở học sinh nam (1,04 và 1,20 mmHg/năm) cao hơn nữ (0,89 và 1,08 mmHg/năm). Theo lứa tuổi huyết áp tâm thu của học sinh có sự chênh lệch đáng kể, huyết áp của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng.
3.2.2. Huyết áp tâm trương của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 6. Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh THPT các dân tộc theo giới tính
Số liệu bảng 6 cho thấy:
– Huyết áp tâm trương của học sinh tăng liên tục từ 16 đến 18 tuổi. Theo dân tộc tốc độ tăng huyết áp tâm trương của học sinh dân tộc Tày và Nùng tương tự nhau (p>0,05). Theo giới tính, tốc độ tăng huyết áp tâm trương ở học sinh nam (0,94 và 1,07 mmHg/năm) và nữ (0,90 và 1,01 mmHg/năm) tương tự nhau. Theo lứa tuổi, huyết áp tâm trương của học sinh có sự khác biệt, huyết áp tâm trương của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng.
So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả khác cho thấy huyết áp động mạch của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả trong các công trình “Các giá trị sinh học người Viêt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX” [1], “Các chỉ số cơ bản về sinh lý và tâm lý học sinh phổ thông hiện nay” [8]. Cũng như huyết áp tối đa có thể do tác động trong quá trình tham gia lao động sản xuất tại gia đình đã tác động vào hoạt động của hệ mạch làm thay đổi huyết áp tối thiểu.
Huyết áp tâm thu và tâm trương của học sinh tăng dần theo tuổi là do sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của hệ tim-mạch, trong quá trình phát triển cá thể. Trẻ em, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THPT đang ở lứa tuổi dậy thì nên các chức phận hoạt động mạnh, cơ tim càng khỏe, buồng tim càng rộng và lưu lượng tim càng lớn, máu đẩy vào động mạch tăng nên dẫn đến chỉ số huyết áp động mạch tăng lên.
3.3. Mối tương quan giữa chỉ số hình thái và chức năng sinh lý tuần hoàn
3.3.1. Tương quan giữa chiều cao đứng với chỉ số huyết áp động mạch
Kết quả nghiên cứu hệ số tương quan và phương trình hồi quy thể hiện sự tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số huyết áp động mạch của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia được trình bày trong bảng 7.
Bảng 7. Tương quan giữa chiều cao đứng với chỉ số huyết áp động mạch
Các số liệu ở bảng 7 cho thấy, hệ số tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tối đa của học sinh nam và nữ có giá trị dương (rnam = 0.4765, rnữ = 0.5680) và với huyết áp tối thiểu của học sinh nam và nữ có giá trị dương (rnam = 0,3792, rnữ = 0,5871). Điều này chứng tỏ, đây là mối tương quan thuận (r > 0), nghĩa là khi chiều cao đứng của học sinh tăng thì huyết áp tối đa và tối thiểu cũng có xu hướng tăng. Kết quả của chúng tôi cho thấy, 0,3 < | r | < 0,6 nên tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của học sinh ở mức trung bình.
3.3.2. Tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số huyết áp động mạch
Kết quả nghiên cứu hệ số tương quan và phương trình hồi quy thể hiện sự tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số huyết áp động mạch của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia được trình bày trong bảng 8.
Bảng 8. Tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số huyết áp động mạch
Các số liệu ở bảng 8 cho thấy, hệ số tương quan giữa cân nặng với huyết áp tối đa của học sinh nam và nữ có giá trị dương (rnam = 0.5976, rnữ = 0.4884) và với huyết áp tối thiểu của học sinh nam và nữ có giá trị dương (rnam = 0.5413, rnữ = 0.4670). Điều này chứng tỏ, đây là mối tương quan thuận (r > 0), nghĩa là khi cân nặng của học sinh tăng thì huyết áp tối đa cũng có xu hướng tăng. Kết quả của chúng tôi cho thấy, 0,3 < | r | < 0,6 nên tương quan giữa cân nặng với huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của học sinh ở mức trung bình.
IV. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu về các chỉ số chỉ số hình thái – thể lực và chỉ số chức năng sinh lý tuần hoàn ở học sinh THPT dân tộc Tày , Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:
Chiều cao đứng và mức tăng trung bình chiều cao đứng của học sinh nam cao hơn nữ theo lứa tuổi. Cân nặng và mức tăng trung bình cân nặng của học sinh nam cao hơn nữ theo lứa tuổi.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) và mức tăng trung bình chỉ số khối cơ thể của học sinh nam và nữ chênh lệch nhau không đáng kể theo lứa tuổi. Căn cứ vào BMI đánh giá thể lực thì học sinh nam và nữ đều ở mức bình thường.
Huyết áp tối đa và mức tăng trung bình huyết áp tối đa của học sinh nam cao hơn nữ theo lứa tuổi. Huyết áp tối thiểu của học sinh nam cao hơn nữ, mức tăng trung bình huyết áp tối thiểu của học sinh nam và nữ chênh lệch không đáng kể theo lứa tuổi.
Mối tương quan giữa chiều cao đứng, cân nặng với huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu là mối tương quan thuận, ở mức trung bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90- thế kỷ XX, NXB Y học, Hà Nội.
- Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ số sinh học người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr.13-16.
- Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982), Về những thông số sinh lý học người Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
- Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và cs (1996), “Một số nhận xét về chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 đến 55 tuổi”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB y học, Hà Nội, tr.68-71.
- Phạm Gia Khải và các cộng tác viên (2003), Các giá trị sinh học về tim mạch, Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, NXB Y học, tr.122-123.
- Trần Đình Long và cs (1996), “Nghiên cứu sự phát triển cơ thể lứa tuổi đến trường phổ thông (6 -18 tuổi)”, Đề tài thuộc nhánh dự án “Nghiên cứu các chỉ số sinh học người Việt Nam thập kỷ 90”.
- Nguyễn Quang Quyền (1984), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
- Trần Trọng Thuỷ (2006), Các chỉ số cơ bản về sinh lý và tâm lý học sinh phổ thông hiện nay, Trung tâm Tâm lý học và Sinh lý lứa tuổi, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Lê Nam Trà và cs (1996), Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
- Trần Đỗ Trinh (1996), Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB Y học, tr.146-150.
- Nguyễn Tấn Gi Trọng và cs (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr.86-92.
- Nguyễn Văn Tường, Trịnh Bỉnh Dy và cs (1996), “Giá trị bình thường các chỉ tiêu chức năng phổi nghiên cứu tại khu vực Thanh Trì và Thượng Đình Hà Nội”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr.143-145.
( Nguồn: Số 518, tháng 9/2022, Tạp chí Y Học Việt Nam, trang 92-100, link full tạp chí: )