LẦN ĐẦU TIÊN VIỆT NAM PHÁT HIỆN ĐƯỢC DI CỐT NGƯỜI CỔ TRƯỞNG THÀNH TRONG HANG NÚI LỬA Ở KRÔNG NÔ (ĐĂK NÔNG)

Nguyễn Lân Cường1

1Hội Khảo cổ học Việt Nam

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Lân Cường

Email: nguyen.lancuong@yahoo.com

Ngày nhận bài: 03/8/2022

Ngày phản biện khoa học: 17/08/2022

Ngày duyệt bài: 07/09/2022

Trong Hội nghị Thông báo Khảo cổ học năm 2018, chúng tôi đã công bố việc phát hiện di cốt của 1 em bé gái 4 tuổi trong hang C6-1 vào tháng 3 năm 2018. Bộ xương còn khá nguyên vẹn, chỉ tiếc rằng là xương trẻ em nên không đưa ra được những kết luận về loại hình chủng tộc.
 Tròn 1 năm sau, tháng 3 năm 2019, cán bộ của Bảo tàng Tự nhiên, Hội Khảo cổ học và Viện KHXH vùng Tây Nguyên trở lại hang C6-1, mở rộng vách hố phía đông – nơi trước đấy đã lộ ra các đoạn xương chi dưới của mộ 1. Ở đô sâu 1m25, chúng tôi đã phát hiện được hộp sọ và gần hết xương dưới sọ.

I. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

Hộp sọ bị vỡ thành hơn 100 mảnh, sau hơn 2 tháng phục dựng, chúng tôi đã chắp gắn thành công được 1 hộp sọ gần như nguyên vẹn, chỉ thiếu một phần: xương sọ quanh lỗ chẩm, xương gò má trái và đỉnh trái. Bộ răng còn đầy đủ 32 chiếc. Đặc biệt xương cánh tay trái và đùi trái còn gần như nguyên vẹn, nên xác định được chiều cao của cá thể này khá chính xác.

II. ĐẶC ĐIỂM HỘP SỌ VÀ XƯƠNG DƯỚI SỌ

Theo chuẩn đỉnh sọ có hình trứng và thuộc loại dài trung bình, nghiêng về dài (chỉ số sọ: 75.52). Trán hẹp (chỉ số trán – đỉnh ngang: 64.48). Theo chuẩn bên sọ thuộc loại cao (chỉ số cao – dọc: 64.58), chỉ hơi vẩu hàm. Theo chuẩn trước mặt thuộc loại rộng (chỉ số mặt chung: 82.28). Ổ mắt thấp (chỉ số ổ mắt: 72.09). Hốc mũi rất rộng (chỉ số: 61.71). Theo chuẩn nền thấy cung huyệt răng ngắn (chỉ số cung huyệt răng hàm trên: 117.51).

Xương dưới sọ: rất dài kể cả các đốt bàn tay hay bàn chân

III. NHẬN XÉT

3.1. Tuổi, giới tính, chiều cao

Dựa vào mức độ liền của đường khớp sọ chúng tôi cho rằng cá thể này có độ tuổi trong khoảng 25 đến 35 tuổi. Mỏm chũm rất lớn, bờ trên hốc mắt tày, thân hàm dưới cao, góc hàm dưới vểnh ra ngoài nên khẳng định đây là 1 sọ nam.

Dựa vào công thức tính chiều cao của M. Trotter (1958), chúng tối tính được chiều cao của cá thể này:

+ Theo chiều dài xương đùi (51.8cm) cá thể này cao: 1m84 ± 3.8mm

+ Theo chiều dài của xương cánh tay (37.9cm) cá thể này cao: 1m85± 4.16mm

Cho đến nay chưa tìm được các thể nào của người cổ Việt Nam có chiều cao như vậy.

1

Hình 1. Hộp sọ Krông nô M1 (19C6-1-C2L4.6M1)

a- Chuẩn trước. b- Chuẩn bên c- Chuẩn đỉnh

3.2. Về loại hình chúng tộc

Chúng tôi đã dùng dùng phương pháp phân tích cụm đối với hệ số tương quan chính xác Q-mode, dựa trên 9 đặc điểm metric của sọ M1 so sánh với 9 nhóm sọ  khác:

  • Sumatra (Indonesia)
  • Mongol
  • Gua Harimau (Kim khí Indonesia)
  • Văn hóa Hòa Bình (Việt Nam)
  • Úc (thổ dân)
  • Melanesien
  • Bản Chiang (Kim khí Thái Lan)
  • Philippin
  • Cambodia
  • Krông nô (M1)

Bảng 1. So sánh 10 đặc điểm metric của sọ Krông nô (M1) với 9 nhóm sọ khác (cổ và hiện đại.

2

Kết quả được thể hiện trên hình cây dưới đây:

3

Hình 2. Hình cây thể hiện hệ số tương quan giữa các nhóm quan

Từ hình 2 trên chúng ta thấy sọ cổ Krông nô (M1) rất gần với sọ của những người Melanesien và Úc (thổ dân). Cũng gần cả với những sọ cổ thuộc văn hóa Hòa Bình và nhóm loại hình Indonesien… Nhưng cách xa người Mongol, và Bản Chiang (Thái Lan…). Các nghiên cứu về răng và xương dưới sọ còn đang được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung tư liệu cho nhận định trên.

Phát hiện bộ xương ở mộ 1 mở ra cho chúng ta một chương mới để đi tìm chủ nhân thực sự của vùng đất mà từ trước đến nay vẫn là một khoảng trống đối với các nhà nghiên cứu.

PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

4

Hình ảnh 1: Gân Achille sau khi xử lý (mã số Ach 010119001).

5

Hình ảnh 2: Gân bánh chè sau khi xử lý (mã số Bch 040419007).

6

Hình ảnh 3: Gân chày sau sau khi xử lý (mã số ChS 010119002).

7

Hình ảnh 4: Gân mác bên sau khi xử lý (mã số MB 020119005).

8

Hình ảnh 5: Gân Achille sau khi rã đông được chuẩn bị tạo mảnh ghép (mã số Ach 010219004).

9

Hình ảnh 6: Mảnh ghép gân đồng loài đã hoàn thành

10

Hình ảnh 7: Mô gân đồng loài được ghép vào trong khớp gối bệnh nhân

( Nguồn: Số 518, tháng 9/2022, Tạp chí Y Học Việt Nam, trang 137-142, link full tạp chí: Pdf Link)