Vũ Duy Tùng1, Trần Thị Hằng1, Nguyễn Xuân Kiên2, Phạm Thị Thanh Vân1
1Đại học Y Dược Thái Bình
2Học viện Quân y
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Duy Tùng
Email:k.van222017@gamil.com
Ngày nhận bài: 15/7/2022
Ngày phản biện khoa học: 03/08/2022
Ngày duyệt bài: 19/08/2022
SUMMARY
CORRELATION OF PHALANX MEDIA OF MEDIUS FINGER LENGTH WITH SOME ANTHROPOMETRY OF HAND, UPPER LIMBS, AND HEIGHT OF THAI BINH MEDICAL UNIVERSITY
The research of correlation of phalanx media of medius finger length with some hand anthropometry, upper limbs, and height have produced applications in many important specialties of such as oriental medicine, rehabilitation, surgery, orthopedic trauma… Objective: Identify correlation phalanx media of medius finger length with some hand anthropometry, upper limbs, and height of students of Thai Binh University of Medicine and Pharmacy. Research method: Description of research progress from August 2021 to March 2022. Sample selection: 620 of students of Thai Binh University of Medicine and Pharmacy. Result: Highly significant difference in men and women mean phalanx media of medius finger length, hand length, upper length, and standing height was observed, p < 0.05. Also observed was a medium correlation between phalanx media of medius finger length and other dimensions, except medius finger length was a strong correlation of men (r = 0,66). Phalanx media of medius finger length had a strong correlation with medius finger length and hand length. Regression equation to predict: Medius finger length = 2.605 + (1.511 x Phalanx media of medius finger length) cm (overall). Medius finger length = 3.502 + (1.280 x Phalanx media of medius finger length) cm (men). Hand length = 6.636 + 3.186 x Phalanx media of medius finger length) cm (overall).
Keyword: Phalanx media of medius finger length, hand anthropometry, upper limb, standing height.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu mối tương quan giữa thốn xương (chiều dài đốt giữa ngón tay giữa) với một số kích thước dài của bàn tay, chi trên, chiều cao đứng của cơ thể đã cung cấp dữ liệu nhân trắc quan trọng để làm cơ sở cho thiết kế, sản suất công cụ lao động, sinh hoạt và ứng dụng trong các chuyên ngành như phục hồi chức năng, ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình, hay đặc biệt trong đông y [1], [2], [3] . Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các kích thước này, tuy nhiên kết quả là chưa phù hợp khi áp dụng trên người Việt Nam [4], [5]. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về mối tương quan này còn hạn chế và đã được công bố từ khá lâu [1]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nhằm: Xác định mối tương quan giữa thốn xương với một số kích thước dài của bàn tay, chi trên, chiều cao đứng của sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
– Tiêu chuẩn lựa chọn:
Các sinh viên đang học tập trực tiếp tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Không có bất thường về cấu trúc giải phẫu
Không có dị dạng, dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến các kích thước nhân trắc: gù, vẹo, teo cơ, cụt chi…
Không can thiệp hay phẫu thuật tạo hình chi
Không mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển về tầm vóc, thể chất của cơ thể
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
– Tiêu chuẩn loại trừ: Các sinh viên không đạt tiêu chuẩn trên.
2.3 Cỡ mẫu
– Ước tính số lượng mẫu theo công thức:
– Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu
z : giá trị từ phân bố chuẩn (ứng với mức ý nghĩa thống kê = 5% thì =1,96)
s là độ lệch chuẩn
d là mức sai số tuyệt đối chấp nhận
– Qua tính toán chọn s = 0,3 cm, d =0,04 cm, = 0,05 và làm tròn số liệu, n tối thiểu là 216. Chúng tôi lựa chọn được 620 sinh viên đủ tiêu chuẩn.
2.4. Phương tiện nghiên cứu
– Thước kẹp kim loại hiệu KDS mã DC – 150N của Nhật bản, sản xuất tại Trung quốc được phân chia tới 1mm với độ chính xác cao.
– Thước dây bằng vật liệu nhựa Acrylic, nhãn hiệu KDS mã F10-20 của Nhật bản, đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2001 được phân chia tới 1mm.
2.5. Cách đo
2.6. Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được lưu trữ bằng phần mềm Microsoft Excel. Các số liệu được tính toán về giá trị trung bình ( ), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị lớn nhất (Max), độ lệch chuẩn Std.Deviation (SD), sử dụng thuật toán phù hợp bằng sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và phần mềm Microsoft Excel.
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả đối tượng nghiên cứu được giải thích cụ thể, rõ ràng về mục đích, nội dung nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nghiên cứu. Các thông tin thu thập được đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích này.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Các kích thước của cơ thể
Bảng 3.1. Các kích thước chiều dài của bàn – ngón tay trung bình theo giới
Nhận xét: Các kích thước chiều dài của bàn tay trung bình ở nam giới đều lớn hơn nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trên nam giới, nữ giới người Việt Nam nói chung, cũng như trên nam giới, nữ giới tại các trường đại học khác nhau [7], [8], [9].
Khi so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Thơ trên nam giới (2015), chúng tôi nhận thấy kích thước dài ngón tay giữa, dài gan bàn tay của đề tài (7,83 ± 0,42 và 10,35 ± 0,47 cm) lớn hơn kết quả của tác giả này (7,71 ± 0,59 và 9,63 ± 0,32 cm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [2]. Sự khác biệt này có thể được giải thích do tầm vóc của sinh viên Việt Nam đã có sự phát triển sau hơn 5 năm. Có thể đây là kết quả từ chương trình dinh dưỡng Quốc gia và sự quan tâm của toàn xã hội đến việc phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên. Các kích thước dài ngón tay giữa và dài bàn tay trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn so với nghiên cứu của Greiner (1991) trên nam giới Mỹ (8,38 ± 0,54 và 19,41 ± 0,99 cm), p < 0,05 [5]. Sự khác biệt về chủng tộc, điều kiện sống hoặc có thể do thói quen sử dụng công cụ lao động và thói quen chơi thể thao như bóng ném, bóng bầu dục đã tạo ra sự khác biệt này.
Kích thước thốn xương trung bình ở đề tài thấp hơn so với kết quả của Bùi Văn Thăng ở cả hai giới (3,50 ± 0,25 cm ở nam giới và 3,31 ± 0,27 cm ở nữ giới ), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [1]. Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi không tương đồng và lớn hơn so với tác giả.
Bảng 3.2. Các kích thước chi trên và chiều cao đứng theo giới
Nhận xét: Các kích thước chiều dài của chi trên và chiều cao đứng ở nam giới đều lớn hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.3. So sánh nhóm kích thước chiều dài của chi trên ở đề tài với nghiên cứu trong nước
Nhận xét: Khi so sánh số liệu đề tài với nghiên cứu của Bùi Văn Thăng (2009), nhận thấy kết quả của chúng tôi là thấp hơn so với tác giả trên ở cả hai giới, (p < 0,05) [1]. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng chỉ mang tính tham khảo vì đối tượng và cỡ mẫu của chúng tôi không tương đồng.
Bảng 3.4. So sánh nhóm kích thước chiều dài của chi trên ở đề tài với nước ngoài
Nhận xét: Qua tính toán bằng kiểm định t- test, chúng tôi thấy các kích thước chiều dài của chi trên ở đề tài đều nhỏ hơn kết quả nghiên cứu của Ekezie (2015) với p < 0,05 ở cả nam giới và nữ giới [10]. Điều này cho thấy, tầm vóc của nhóm nghiên cứu vẫn chưa đạt được tầm vóc tương đương của người Nigeria cách đây trên 5 năm.
- Sự tương quan giữa thốn xương với các kích thước của cơ thể
Bảng 3.5 . Mối tương quan giữa thốn xương với từng kích thước
Nhận xét: Qua số liệu Bảng 3.5 thấy rằng, ở từng giới thốn xương có mối tương quan vừa với các kích thước bàn tay (r từ 0,53 – 0,62), ngoại trừ kích thước dài ngón tay giữa ở nam giới là có tương quan chặt chẽ với thốn xương (r = 0,66). Khi phân tích mối tương quan của thốn xương với các kích thước dài của chi trên và chiều cao đứng chúng tôi nhận thấy mức tương quan vừa (r từ 0,39 – 0,54). Tuy nhiên giữa thốn xương và dài xương cánh tay chỉ đạt mức tương quan lỏng lẻo (0,31 ở nam giới và 0,28 ở nữ giới). Khi xét chung cho hai giới, chúng tôi thấy mối tương quan giữa thốn xương với các kích thước đều đạt mức tương quan vừa. Riêng kích thước dài ngón tay giữa và dài bàn tay là có tương quan chặt chẽ với thốn xương (r lần lượt là 0,72 và 0,70).
Theo báo cáo của Bùi Văn Thăng cũng xác định được mối tương quan chặt chẽ của thốn xương với kích thước dài bàn tay (r = 0,663) ở cả hai giới, với phương trình hồi quy tuyến tính của dài bàn tay theo thốn xương như sau: Dbt = 1,89 x Tx + 13,03 cm [1].
Như vậy theo nghiên cứu của chúng tôi và tác giả có thể khẳng định kích thước của thốn xương có mối tương quan chặt chẽ với dài bàn tay chung cho hai giới.
Bảng 3.6 . Phương trình hồi quy tuyến tính của từng kích thước theo thốn xương
Nhận xét: Từ kết quả Bảng 3.6 một lần nữa khẳng định mối tương quan chặt chẽ giữa thốn xương với dài chi trên chung cho cả hai giới. Ngoài ra thốn xương cũng có tương quan chặt chẽ với kích thước dài ngón tay giữa (Dntg = 1,51 x Tx + 2,60 cm). Đặc biệt kích thước thốn xương ở nam giới tương quan chặt chẽ với dài ngón tay giữa (Dntg = 1,28 x Tx + 3,50 cm).
V. KẾT LUẬN
Các kích thước thốn xương, chiều dài bàn tay, dài chi trên, chiều cao đứng ở nam giới lớn hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Trong đó thốn xương có mối tương quan vừa với các kích thước còn lại, trừ dài ngón tay giữa có tương quan chặt chẽ ở nam giới (r = 0,66). Khi xem xét chung trên cả hai giới, thốn xương có tương quan chặt chẽ với dài ngón tay giữa và dài bàn tay.
Một số phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng dựa vào thốn xương:
Dntg = 1,511 x Tx + 2,605 cm (chung cho hai giới)
Dntg = 1,280 x Tx + 3,502 cm (nam giới)
Dbt = 3,186 x Tx + 6,636 cm (chung cho hai giới)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bùi Văn Thăng (2009), “Xác định kích thước của thốn, tìm hiểu mối tương quan thốn với một số đoạn chi thể ở người Việt Nam trưởng thành”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Quân Y.
- Nguyễn Thị Mỹ Thơ (2015), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa các kích thước bàn tay của nam công nhân tuổi từ 25 đến 30”, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đỗ Thị Hoa Ngà (2019), “Nghiên cứu nhân trắc bàn tay nữ sinh viên phục vụ thiết kế găng tay da”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Sangeeta Dey và Anup Kumar Kapoor (2016). Hand index: An Anthropo-Foresic Tool for Human Identification in Idia. Asian Journal of Science and Applied Technology, Vol 5, 1–9.
- Greiner Thomas M (1991), Hand anthropometry of US army personnel, No.92/011. Army Natick Research Development and Engineering Center MA., United State.
- Hoàng Văn Minh và Lưu Ngọc Hoạt (2020). Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu sức khoẻ. .
- Trần Sinh Vương (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thể lực, dinh dưỡng người Việt Nam trưởng thành ở một số tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Ibeachu P.C., Abu E.C., và Didia B.C. (2011). Anthropometric Sexual Dimorphism of Hand Length, Breadth and Hand Indices of University of Port-Harcourt Students. 5.
- Jeyaseelan Nadankutty (2016). Estimation of hand index and sex variations among the University students of Malaysia – An Anthropometric study. International Journal of Humanities and Social Science, 21(1), 32–37.
- Ekezie J (2005). Somatometric evalution of long bones of the upper extrimity: a forensic tool. Forensic Research & Criminology International Journal, 175–181.
( Nguồn: Số 518, tháng 9/2022, Tạp chí Y Học Việt Nam, trang 108-114, link full tạp chí: )